Posted on

Ngoài các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS, Java,… Framework và CMS cũng là các nền tảng quan trọng để xây dựng phần mềm. Vậy Framework là gì? CMS và Framework có điểm gì khác biệt? Có nên dùng Framework không? Cùng Query Consulting tìm hiểu chi tiết hơn về Framework cũng như sự khác nhau giữa CMS và Framework ngay trong bài viết bên dưới nhé!

Framework là gì?

Framework là khái niệm chỉ công cụ cho phép phát triển các phần mềm và tạo hệ thống riêng. Công cụ này tương tự như một bộ khung bao gồm tập hợp các đoạn code, library cấu trúc cơ bản, giúp đơn giản hóa việc phát triển các ứng dụng web.

Nhờ có Framework, dù bạn là lập trình viên mới bắt đầu vẫn có thể tạo ra được các sản phẩm hoàn chỉnh với chất lượng tốt nhất. Với mỗi Framework khác nhau sẽ được ứng dụng cho nhiều ứng dụng hay phần mềm khác nhau. Chính vì thế, dù không có kỹ năng chuyên môn cao, bạn cũng cần nắm được Framework nào phù hợp với ứng dụng bạn cần.

Framework đem tới cho người dùng vô số tính năng hữu ích như:

  • Giảm thiểu các nhiệm vụ bị lặp đi lặp lại, đơn giản hóa quá trình thiết kế và xây dựng giao diện.
  • Hỗ trợ và đơn giản hóa cách sử dụng các công nghệ mới phức tạp.
  • Tái sử dụng các mã code, giúp tăng tính linh hoạt của ứng dụng thông qua sự trừu tượng.
  • Có khả năng liên kết với nhiều đối tượng, thành phần riêng biệt từ đó tạo thành một hệ thống có sự thống nhất, hữu ích và dễ quản lý  hơn.
  • Nhờ có Framework, người dùng có thể dễ dàng thực hiện kiểm tra, chỉnh sửa mã dù mã đó không tham gia dự án.
  • Framework tạo nên một quy trình hoàn toàn khép kín từ khâu thiết kế giao diện, viết code và kiểm thử phần mềm.

Ngoài ra, Framework còn có hàng ngàn tính năng tuyệt vời khác nữa giúp ích cho người dùng.

So sánh sự khác nhau giữa CMS và Framework

Tính bảo mật

Có thể nói tính bảo mật luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với các trang web của doanh nghiệp, đặc biệt là website thương mại điện tử. Tin tặc luôn luôn tìm mọi cách để tấn công website nhằm đánh cắp thông tin thanh toán và thông tin cá nhân bí mật của khách hàng. Các cuộc tấn công này sẽ gây tổn hại lớn đến giá trị thương hiệu và làm giảm độ tin cậy của website. Hầu hết các hệ thống quản lý nội dung CMS là mã nguồn mở, nghĩa là codebase có thể được truy cập bởi bất kỳ ai. Bạn có thể sử dụng một số plugins, extensions, hoặc widgets nhằm giúp tăng cường độ bảo mật khi xây dựng website. Hãy chú ý cài đặt  thêm một số tiện ích đáng tin cậy từ các nguồn đáng tin cậy.

Các website được tạo bằng PHP framework thường có độ an toàn hơn so với CMS. Lý do là vì các website này được tạo dựa trên custom code nên khó phá vỡ lớp bảo mật hơn. Hơn thế, một số framework sở hữu các chức năng tích hợp giúp bảo vệ website chống lại các mối đe dọa phổ biến như:

  • Cross-Site Scripting
  • Cross-Site Request Forgery
  • SQL Injection

Kết luận: Website được tạo bởi PHP Framework chuyên nghiệp sẽ có độ bảo mật cao và an toàn hơn khi tạo bằng CMS.

Tính linh hoạt

Thông thường, mọi thiết kế website chuyên nghiệp đều cần phải được trang bị một số chức năng nâng cao phục vụ cho các nhu cầu liên quan đến kinh doanh và kỹ thuật. Chẳng hạn, bạn cần cài đặt Salesforce CRM để gửi dữ liệu đăng ký. Chưa kể bạn còn phải sử dụng hệ thống xử lý đơn đặt hàng – FileMaker nếu muốn thực hiện các đơn đặt hàng độc lập với website.

Các website được tạo lập bởi nền tảng CMS sở hữu một số lượng đáng kể các chức năng được tích hợp sẵn và không thể điều chỉnh được các chức năng đó. Do các plugins và extensions được tạo sẵn nên sự sáng tạo sẽ bị hạn chế đi rất nhiều, trong khi các plugins và extensions của website CMS đôi khi rất cần phát triển tính tùy chỉnh.

Mặt khác, PHP Framework lại ở hữu một số chức năng library, có thể dễ dàng chỉnh sửa theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

Kết luận: Nếu bạn ưa chuộng tính linh hoạt, Framework sẽ là một lựa chọn tốt hơn CMS.

Nâng cấp

Đảm bảo trang web của doanh nghiệp luôn được cập nhật các code functions mới đặc biệt là thao tác rất quan trọng, giúp bạn bảo mật và nâng cấp website hiệu quả. Phần lớn các CMS đều được cập nhật khá thường xuyên. Website được tạo bởi CMS cần phải được cập nhật các bản nâng cấp mới nhất ngay khi được ra mắt. Các bản cập nhật CMS phổ biến hiện nay là:

  • Hỗ trợ SEO
  • Plugins mới
  • Bản vá bảo mật
  • Các tính năng nâng cao

Ngược lại, các PHP frameworks không thường xuyên cung cấp các cập nhật mà thường cung cấp thông tin cập nhật về các tính năng mới. Chỉ một vài PHP frameworks có các bản cập nhật liên quan đến các tính năng mới, một số khác thì không có vì chúng có thể sử dụng trong một thời gian dài mà không cần phải cập nhật, tuy nhiên vẫn đảm bảo được tính an toàn và hữu dụng ở mức độ cao.

Kết luận: Với tính năng cập nhật, bạn có thể lựa chọn giữa CMS hoặc PHP Frameworks tùy theo sở thích về các bản updates. Cả hai lựa chọn này đều sở hữu những ưu điểm và hạn chế riêng.

User Experience (UX)

CMS được thiết kế với trình quản lý website hỗ trợ quản lý nội dung website của bạn một cách dễ dàng hơn. Quản trị viên website có thể cập nhật nội dung mà không cần phải biết bất kỳ kiến thức về kỹ thuật nào. Hầu hết CMS cung cấp các responsive themes, do đó trang web có thể hoạt động trên tất cả các loại thiết bị di động.

Các PHP Frameworks không sở hữu bất kỳ giao diện người dùng chuẩn nào, chính vì thế nó trở nên không mấy thân thiện với người dùng. Các lập trình viên có thể phát triển một giao diện bằng cách sử dụng các tính năng thư viện của PHP. Một số CSS Frameworks như SASS hoặc Bootstrap có thể được dùng đồng thời với các PHP Frameworks để tạo ra các website sở hữu những chức năng nâng cao.

Kết luận: CMS mang lại một trải nghiệm người dùng khá tốt, trong khi không cần phải thực hiện quá nhiều nỗ lực.

Ngân sách

Cho dù đang thiết kế website bằng nền tảng CMS hay Framework thì ngân sách sẽ đóng một vai trò quan trọng hàng đầu trong việc đưa ra quyết định của doanh nghiệp. Ngân sách và thời gian là hai yếu tố tiên quyết gần như không thể tách rời. Full stack developer thường tính phí từ 30 – 150 USD một giờ cho việc tạo lập một website. Web designers thường sử dụng nền tảng CMS để tạo trang web và tính phí từ 20 – 75 USD.

Bên cạnh những con số này, bạn cũng nên biết rằng việc custom coding cho một website bằng framework luôn mất nhiều thời gian hơn việc tạo một website bằng nền tảng CMS.

Tính tùy chỉnh và sự phức tạp của website càng cao thì đòi hỏi chi phí bỏ ra phải đắt đỏ hơn. Điều này đúng cho cả hai nền tảng CMS và Framework. Ngoài ra ngày càng có nhiều DIY website creators tự thiết kế website theo sở thích thay vì phải thuê ngoài.

Kết luận: Nền tảng CMS sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn Framework.

Có nên dùng Framework không?

Ưu điểm của Framework

  • Framework cung cấp cho người dùng những tính năng chung cho ứng dụng (như tính năng đăng ký, đăng nhập, quản lý dữ liệu người dùng,…). Các tính năng này được xây dựng sẵn, người lập trình chỉ cần đưa vào sử dụng trong quá trình xây dựng website là được.
  • Các sản phẩm có thể kế thừa các tính năng, cấu trúc đã được tiêu chuẩn hóa. Điều này giúp cho quá trình vận hành, bảo trì và khắc phục sự cố của ứng dụng dễ dàng hơn.
  • Lập trình viên hoặc các dịch vụ thiết kế web có thể tận dụng được thời gian, công sức khi phát triển các tính năng/module.
  • Với Framework, người dùng có thể mở rộng các tính năng bằng cách ghi đè có chọn lọc lown các lớp có sẵn, viết thêm các chức năng mới trên nền tảng Framework, miễn là bạn tuân thủ các tiêu chuẩn nhất định.

Nhược điểm của Framework

Cùng với những ưu điểm tuyệt vời trên, Framework cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định như:

  • Bạn sẽ tốn nhiều thời gian, công sức hơn để làm chủ Framework.
  • Khi sử dụng Framework, kích thước ứng dụng lớn, sản phẩm web có thể nặng đến hàng trăm MB code dù chưa có nội dung gì.
  • Lập trình viên cần tuân thủ theo các quy tắc đã được Framework đề ra.

Với những hạn chế trên, Framework thích hợp hơn khi bạn áp dụng để phát triển các phần mềm hay ứng dụng vừa và lớn. Bên cạnh đó bạn có thể liên hệ mona.host để được nhận hỗ trự tư vấn về các vấn đề  liên quan đến website, framework, CMS,…

Hy vọng với những thông tin cơ bản trên sẽ giúp bạn nắm được Framework là gìso sánh sự khác nhau CMS và Framework trong quá trình phát triển được ứng dụng hay phần mềm hiệu quả nhất.