Posted on

Kể ra thì những bạn bắt đầu “dấn thân” vào lĩnh vực lập trình website bây giờ sướng phết! Nếu như những “cựu chiến binh” làm web từ năm 1998 – 2007 gần như “sấp mặt” sử dụng HTML, CSS hoặc Flash để tạo ra một trang web, miệt mài gõ từng dòng code như trong phim kiếm hiệp “lục chỉ cầm Ma”, thì cho đến thời điểm hiện tại, CMS đã bắt đầu thống trị sân chơi trên các trang web HTML tĩnh, đồng nghĩa bạn cũng không cần phải bó hẹp với một giải pháp duy nhất, bởi có rất nhiều cách giúp bạn xây dựng một website “chuẩn từng pixel”.

Cổ nhân từng nói “Cứ 3 người đàn bà là họp thành cái chợ”, mà cái vấn đề chúng ta đang đàm luận với nhau trong bài viết này hoàn toàn có thể áp dụng cái ngữ đấy. Cứ một câu chuyện có trên 2 chủ thể, là nó chắc chắn sẽ phát sinh ra khối vấn đề mà dân lập trình bàn bạc muôn thuở vẫn không ra được hồi kết, chẳng hạn:

Thiết kế website bằng CMS và code tay, cái nào “ngon” hơn?

Tại sao nhiều người lại nhận định dùng CMS mới là “pro”, thời đại này còn code tay thì vẫn là “hai lúa”?

Giữa 3 mã nguồn CMS phổ biến nhất hiện nay là WordPress, Joomla và Drupal, “thằng” nào dùng thiết kế website chuẩn SEO tốt nhất?

Trong giới hạn bài viết này, tôi muốn chia sẻ với bạn quan điểm cá nhân của tôi về những vấn đề này, để trong trường hợp bạn đang cần gấp thông tin thì sẽ “ngả ngớn” ngay ra được chân lý.

So sánh thiết kế website bằng CMS và code tay

Bạn vẫn chưa hình dung được sự “khập khiễng” giữa hai loại hình thiết kế website bằng CMS và code tay? Tôi chỉ bạn cách nhận dạng từng “đứa” là bạn sẽ có sự so sánh chuẩn thôi!

Thiết kế web code tay, code thuần:

Với dạng website kiểu này, thì chả có phân tích phân chia gì ráo, vì nó chỉ có đúng một dạng duy nhất là viết mới lại từ đầu, cho nên đặc điểm đầu tiên của công việc lập trình website code tay sẽ là … cực!

Khi nhận làm một dự án thiết kế website code tay, nó cũng na ná như bạn nhận một đơn đặt hàng đầm thiết kế vậy. Bạn tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, bạn lên ý tưởng về mẫu mã, sau đó thủ công đơm thắt từng chi tiết, đính cườm, phối ren vân vân, mây mây để cho ra đời sản phẩm độc nhất chưa từng có đến khách hàng của mình, và mức giá mà khách hàng phải trả cho bạn tất nhiên cũng là những “con số đủ sức làm choáng mình”. Tương tự, giá của một trang web code thuần chắc chắn không dưới 10,000,000 VNĐ, và sẽ còn tăng nhiều, tùy vào mức độ quản trị tính năng và giao diện thiết kế mà khách hàng yêu cầu như thế nào.

Nhưng có phải bạn càng “đổ” nhiều tiền vào, thì website sẽ càng vi diệu và tối ưu hóa trải nghiệm sử dụng hay không? Chắc chắn là không! Hầu hết mọi thiết kế code thuần đều hạn chế hơn rất nhiều so với những website dựa trên nền tảng CMS về mặt quản trị tính năng. Do đó, nhìn chung thì những website code tay chỉ thích hợp với những dự án “siêu to khổng lồ”, còn nếu không, cứ nhằm CMS mà “phang” cho khỏe thân! Bởi nếu bạn đổ nhiều tiền vào những nhóm lập trình viên hay các công ty thiết kế web không đủ năng lực thì điều đó không khác gì bạn đang đốt tiền và thời gian của mình vô ích. Không nhiều start up công nghệ như công ty thiết kế website Mona Media có thể đáp ứng được các yêu cầu làm web code tay, tuy nhiên nhắc lại là chi phí cũng sẽ rất cao so với việc sử dụng CMS.

Thiết kế web bằng nền tảng CMS:

Trái ngược hoàn toàn với hình thức “code tay cào phím” trên, thiết kế website dựa trên mã nguồn CMS lại giống như việc bạn chuẩn bị một bữa ăn, nhưng nồi cơm thì đã nấu sẵn. Việc của bạn sẽ là lựa chọn “lăn xả” vào bếp để tự tay nấu nướng các món ăn kèm, hay “lười” thêm tẹo nữa thì ra ngoài tiệm mua hẳn đồ ăn về để hoàn thiện bữa cơm mà thôi!

Có 2 dạng thiết kế web bằng mã nguồn CMS phổ biến hiện nay. Dạng thứ 1, đó là thiết kế dạng kéo thả. Bạn sẽ được cung cấp đến 80% cái “sườn”, và chỉ cần hoàn thành nốt 20% còn lại sao cho phù hợp với yêu cầu từ phía khách hàng, sau đó bàn giao sản phẩm là xong! Còn dạng thứ 2, là thiết kế website code thuần từ đầu, nhưng các tác vụ quản trị, đăng bài đều thông qua CMS.

Mức giá cho những website dạng này thường khá “mềm”, có thể dao động từ 3,000,000-10,000,000 VNĐ cho một website phổ thông, chênh lệch mức giá nằm ở việc khách hàng muốn bổ sung thêm khả năng hiển thị của những tính năng nào.

Nên thiết kế website bằng cách code thuần hay dùng CMS?
Nên thiết kế website bằng cách code thuần hay dùng CMS?

Tại sao bạn nên thiết kế web bằng CMS?

Ở đây, tôi sẽ không bàn cãi rằng giữa mã nguồn CMS và website được lập trình bằng phương pháp code thuần, bên nào “nhỉnh” hơn. Mà ở khía cạnh của một bài viết đào sâu vào hệ thống quản trị nội dung, tôi có thể chỉ cho bạn thấy một số lợi ích khiến CMS trở thành lựa chọn hàng đầu dành cho mọi lập trình viên:

Không đòi hỏi kinh nghiệm lập trình web:

Những CMS đều được gia công kỹ lưỡng từ những chuyên gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực lập trình, để build lên một hệ thống đơn giản, dễ hiểu mà kể cả người dùng có rất ít hoặc hầu như không có bất kỳ kinh nghiệm lập trình nào cũng có thể sử dụng được. Các nội dung web của bạn, bao gồm hình ảnh và văn bản có thể dễ dàng được truyền tải lên các trang cụ thể, và được tạo kiểu trong trình chỉnh sửa nội dung tương tự giống như Microsoft Word.

CMS là cách nhanh chóng nhất dể thiết kế một website chuẩn
CMS là cách nhanh chóng nhất dể thiết kế một website chuẩn

Công cụ và plugin SEO nâng cao:

Mã nguồn CMS là giải pháp tối ưu và đơn giản nhất để tạo website và phù hợp với dịch vụ SEO. Hệ thống quản lý nội dung cung cấp một số plugin và công cụ, để có thể giúp website của bạn chiếm được một vị trí tốt hơn trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm. Tất nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc khiến bạn “ỷ lại” và “cách li” hẳn với các giải pháp tiếp thị truyền thống, nhưng nó sẽ hỗ trợ bạn một cách tốt nhất trong nỗ lực làm tăng lưu lượng truy cập đến website của mình. Các plugin này cũng cập nhật thường xuyên để thích ứng với mọi sự dở chứng, thay đổi thuật toán xoành xoạch từ Google – điều có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn.

Vấn đề bảo mật:

Có một điều mà tôi nghĩ rằng bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều mong muốn, đó chính là làm thế nào để tạo ra một trang web “miễn nhiễm” với việc bị hack, đặc biệt là đối với các website phục vụ cho mục đích thương mại điện tử – loại web dễ bọn tin tặc “lăm le” đánh cắp thông tin cá nhân của khách hàng.

Với những website code tay, thì điều này hoàn toàn không thể bảo chứng được, nhưng với website trên nền tảng CMS thì khác. Hệ thống này luôn được kiểm tra thường xuyên bởi đội ngũ các nhà phát triển, nỗ lực hướng đến mục tiêu bảo vệ người sử dụng chống lại các mối đe dọa bảo mật tiềm ẩn. Nếu bạn chưa yên tâm, không sao cả, mã nguồn CMS đồng thời cung cấp vô số plugin và công cụ có sẵn, được thiết kế riêng để tăng tính bảo mật cho website của bạn.

Khả năng bảo mật của CMS được đảm bảo
Khả năng bảo mật của CMS được đảm bảo

Chi phí “mềm” nhưng đi kèm hiệu quả:

Đầu tư vào một website CMS giúp mọi lập trình viên tiết kiệm được khối thời gian và công sức để thực hiện một cách chính xác những thay đổi ngay khi cần. Thử nghĩ mà xem, bạn sẽ không cần phải “căng não” để update các bản cập nhật khi khách hàng của mình báo lỗi, nhùng nhằng qua lại, vừa mất uy tín lại vừa không mang lại hiệu quả, đặc biệt là đối với những lập trình viên “gà mờ” còn non tay nghề và chưa có khái niệm mô tê gì về code.

Hệ thống quản lý nội dung cho phép bạn thay đổi tất tần tật mọi thứ trong trang web chỉ bằng một cú nhấp chuột đơn giản thay vì “xới tung” từng trang code để thực hiện điều chỉnh. Điều đó giúp bạn dễ dàng bảo trì website cho khách hàng của mình hơn đáng kể.

WordPress, Joomla, Drupal – Mã nguồn nào tốt nhất để làm web?

Sau khi tìm hiểu tõ tường để thấy được lợi ích của việc thiết kế website bằng mã nguồn CMS, thì chúng ta khó có thể không đưa ra sự cân đo so sánh giữa 3 CMS phổ biến nhất hiện nay là WordPress, Joomla và Drupal.

Để mà đưa ra một nhận định chính xác quả thật rất khó đấy! Vậy nên, để bạn có lựa chọn khách quan nhất, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của từng mã nguồn này nhé!

WordPress

Kể cả khi bạn không phải là dân lập trình, thì tôi khá chắc rằng bạn cũng đã từng nghe qua về mã nguồn mở WordPress. Đây là một CMS miễn phí phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, bởi ngay tại Việt Nam thôi bạn cũng đã nghe đến hàng trăm công ty giới thiệu dịch vụ code web bằng WordPress  mà những cái tên mà bạn có thể đã nghe qua như mona media, dzr-web,…. Tính sơ sơ thì cho đến thời điểm này, trên thế giới đã có hơn 200 triệu blog và website sử dụng WordPress làm nơi “đất lành chim đậu”, bởi lẽ WordPress luôn được o bế, để ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn, hướng đến khả năng đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu thiết kế website cho cá nhân và doanh nghiệp.

CMS WordPress
CMS WordPress

Ưu điểm:

Có lẽ phù hợp nhất với nhu cầu thiết kế website chuẩn SEO, cũng chính là WordPress. Nền tảng này được xây dựng để hỗ trợ cho SEO tốt đến mức không có đối thủ nào đủ sức vượt mặt.

Mặt khác, các plugin và theme của WordPress cũng đa dạng và phong phú vô cùng, đặc biệt là có đến hơn 90% là miễn phí. Bạn có thể nhanh chóng cài đặt và nâng cấp các plugin này ngay trong mục quản lý của WordPress, mà thậm chí không cần phải chờ đợi download về như cách thức hoạt động của Joomla và Drupal.

Xem thêm: 10 cách nhằm hạn chế tấn công Local Attack cho WordPress

Nhược điểm:

Dẫu vậy, WordPress đôi khi cũng “toàn năng” như chúng ta vẫn nghĩ. Nhược điểm lớn nhất khi thiết kế website bằng WordPress vẫn chưa có giải pháp khắc phục, đó là khi sử dụng CMS này, bạn luôn phải giữ website của mình ở phiên bản mới nhất, bao gồm các bản vá lỗi và những vấn đề liên quan đến bảo mật.

WordPress được sử dụng rất phổ biến
WordPress được sử dụng rất phổ biến

Joomla

Có thể bạn chưa biết, nhưng Joomla được phát âm theo tiếng Swahili, với ý nghĩa là “Đồng tâm hiệp lực”. Đây là CMS được viết bằng ngôn ngữ PHP, và kết nối tới cơ sở dữ liệu MySQL. Không kém cạnh so với đối thủ của mình, Joomla cũng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, đáp ứng cho nhu cầu thiết kế website cá nhân cho đến hệ thống website doanh nghiệp có tính phức tạp cao. Tất nhiên, Joomla có mã nguồn mở, vậy nên việc sử dụng cũng hoàn toàn miễn phí.

CMS Joomla!
CMS Joomla!

Ưu điểm:

Đừng lo lắng nếu bạn đã quen thuộc với giao diện của WordPress, Joomla trên thực tế rất dễ sử dụng. Bạn chỉ cần chưa đến vài chục phút, là đã có thể tạo xong một website hoàn chỉnh, với đầy đủ các tính năng như video, gallery, music, forum, shopping cart,… với quy mô từ nhỏ tới vừa.

Ngoài hàng tá giao diện đẹp, Joomla cũng có một thư viện các ứng dụng khổng lồ, được xây dựng bởi các lập trình viên ở khắp mọi nơi. Hầu hết, các plugin này đều miễn phí, vậy nên, bạn sẽ có nhiều lựa chọn mở rộng tính năng cho website của mình hơn.

Song song đó, Joomla cũng sở hữu một cộng đồng hỗ trợ cực kỳ lớn mạnh. Vậy nên, nếu trong quá trình thiết kế website bằng Joomla, bạn gặp phải một vấn đề trục trặc nào đó, thì hãy cứ … hỏi “bác Gồ”, 90% những thắc mắc, những vấn đề của bạn đều đã có một giải pháp.

Nhược điểm:

Joomla cái gì cũng tốt, mỗi tội khả năng SEO của “ẻm” lại bị đánh giá là kém hơn cả so với Drupal và WordPress, không có khả năng Multiple Site như Drupal, và cũng không thể chạy tốt trên máy chủ Windows. Ngay đến cả việc sở hữu nhiều Extensions cũng mang đến một bất lợi to bự cho Joomla, đó là tiềm ẩn nhiều lỗi bảo mật do được lập trình bởi nhiều developers khác nhau. Rõ ràng là những hạn chế này khiến những lập trình viên đang “tăm tia” Joomla cho nhu cầu thiết kế website của mình phải suy nghĩ lại khá lâu đấy!

Joom không tối ưu seo
Joomla! không phải là lựa chọn tốt cho nhu cầu thiết kế website chuẩn SEO

Drupal

Nếu WordPress được ví von như hệ điều hành Windows – “bạn của mọi nhà”, thì Drupal sẽ “mạnh dạn” nhận vai trò của MacOS, khi được biết đến như một hệ quản trị nội dung mạnh mẽ, ổn định từ cốt lõi. Điều đó khiến cho Drupal được tin tưởng lựa chọn cho mục đích thiết kế các website quy mô lớn, sở hữu lượng người truy cập cao hơn là những website nhỏ, vừa phục vụ cho mục đích đại trà khác. Chính sự linh hoạt trong nền tảng của Drupal đã tạo nên chiếc chìa khóa vạn năng, giúp các lập trình viên có thể xây dựng mở rộng website theo bất kỳ hướng nào, bất cứ tính năng nào mà không gặp bất cứ khó khăn gì trong quá trình build up.

CMS Drupal
CMS Drupal

Ưu điểm:

Một số website có lượng truy cập lớn như BBC England, MTV,… đều được xây dựng dựa trên nền tảng Drupal. Cấu trúc linh hoạt của nó khiến các lập trình viên có thể mở rộng các chức năng mà không bị hạn chế theo nhu cầu sử dụng của mình. Về mức độ phổ biến, có lẽ Drupal không thể đứng ngang hàng với WordPress, nhưng về khả năng nâng cao hiệu suất hoạt động thì “không phải dạng vừa đâu” nhé!

Drupal chạy được trên cả server của Linux và Windows, trong khi Joomla chỉ chạy tốt trên Linux. Đồng thời, Drupal cũng cực kỳ thân thiện với các công cụ tìm kiếm phổ biến như Google, Bing, Yahoo,… Đó là một lợi thế rất lớn, bởi lẽ thời nào thì SEO vẫn luôn là vấn đề được các lập trình viên quan tâm cho website của mình.

Nhược điểm:

Hạn chế gần như duy nhất của Drupal, chính là khó sử dụng đối với người dùng mới. Nói như thế có nghĩa là nếu bạn không có một vài kinh nghiệm bỏ túi hoặc đã từng “vật lộn” với cách bố trí của website Drupal, thì việc tạo ra các menu và thành phần mở rộng khiến người khác khó tìm kiếm và thực sự bối rối trong việc nên lựa chọn extensions nào.

Giao diện của Drupal tương đối phức tạp so với người dùng mới
Giao diện của Drupal tương đối phức tạp so với người dùng mới

Kết luận:

Ầy, nói cho dông dài, thì cuối cùng tôi cũng phải kết luận rằng giữa WordPress, Joomla và Drupal, việc sử dụng mã nguồn CMS nào hoàn toàn phụ thuộc vào bạn, hay nói chính xác hơn là nhu cầu của bạn, hoặc dự án website mà khách hàng yêu cầu bạn xây dựng cần những gì,… Tuy nhiên, nếu bạn đang cần tìm ra CMS tốt nhất cho nhu cầu thiết kế website chuẩn SEO, thì WordPress sẽ là lựa chọn sáng suốt nhất nhờ khả năng thăng hạng cực nhanh, dễ dàng tùy biến và tiết kiệm tối đa công sức lập trình, thiết kế nhờ nhiều plugin hỗ trợ.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn tạo website bằng WordPress đơn giản

Tất nhiên là sẽ có rất nhiều developers không đồng tình với ý kiến trên! Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều ý kiến cho rằng các website WordPress quá “bình thường”, cơ bản và đơn giản. Nhưng một số liệu chính xác mà tôi có thể đưa ra cho bạn là các website WordPress cũng chiếm hơn 25% hệ sinh thái website trên Internet, đồng nghĩa đã có rất nhiều lập trình viên lựa chọn mã nguồn CMS này để tạo ra sản phẩm của mình. Tại sao chúng ta phải lựa chọn những cách “khác thường”, trong khi “bình thường” đôi khi lại là giải pháp tốt nhất và nhanh chóng nhất cho vấn đề của bạn?